Tứ Đại Pháp Kinh

Phần Mở Đầu

 

Nhân dịp khai mở Long Hoa Đại Hội tại thế gian, CHA dạy các con ba chữ:

      - Nhiễm trược

      - Nhiễm thanh

      - Vô nhiễm

 

Các con hăy h́nh dung ba ly nước: một ly nước đục, một ly nước trong và một ly rỗng không.

 

- LY NƯỚC ĐỤC: chứa toàn cáu bẩn, tượng trưng cho nhiễm trược, tức các linh hồn con, sau khi tách khỏi Đại Hồn CHA xuống thế gian nhiễm trược, lặn lội ở cơi trần trược, cắm đầu trong nhục dục, giành giựt quyền, danh, lợi, t́nh ở cơi hữu vi giả tạm. Tâm vọng cầu, trí vọng tưởng, ư buông lung, theo ngoại cảnh đua chen trong vật chất phù du huyển hóa.

 

Đến một lúc nào đó, giựt ḿnh tỉnh giấc sau một thời gian chứng nghiệm, bao cảnh thất bại chua cay, bởi nhồi quả trả nghiệp. Khi nào mà các con đă thật sự mệt mỏi, ê chề, chán ngán, nhờm tởm những cảnh giết chóc, máu lệ, bệnh tật, đau khổ, nghèo đói, xấu xa ghê dưới hồng trần, thức giác đi lên, t́m Đạo tu học, t́m Pháp tu hành để về cảnh nhẹ nhàng, sáng suốt, thanh tịnh, an lạc tức là con đường tiến sang giai đoạn hai.

 

- LY NƯỚC TRONG: tuy có trong sáng hơn ly nước đục, nhưng vẫn c̣n nặng hơn ly trống không, tượng trưng cho giai đoạn hai là nhiễm thanh. Sau một thời gian công phu luyện đạo, nhất là hai pháp môn "Lục tự Di  Đà" và "Mật niệm Bát Chánh", làm lành tránh dữ, tam quy không rời, ngũ giới chẳng phạm, thập thiện thường hành. Nói chung là công phu, công quả, công tŕnh đầy đủ để phát triển Bi-Trí-Dũng, tức Bác ái, Minh triết, Ư chí, ḥa đồng chung sống, ḥa đồng tu học tu hành. Dần dần các con được nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc thêm hơn.

 

Dù được nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc nhưng con nên nhớ rằng: Đây cũng c̣n là Nghiệp, bởi v́ lúc lăn lộn trong tội lỗi xấu xa, tức là con tự tạo trược nghiệp để nhồi khảo, đày đọa con trong nặng nề đau khổ. Thời bây giờ đây, lặn lội trong đạo đức thiện lành, tức là con tự tạo thanh nghiệp đặng hạnh hưởng cảnh nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt.

 

Cảnh nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt ấy cũng chưa phải là giải thoát hoàn toàn, con phải đạt lục thông, tức thấy được "không tướng" của lục trần mà Thích Ca có giảng trong kinh Bát Nhă Ba La Mật như sau: "Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm... vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhăn giới năi chí vô ư thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận... vô trí diệc vô đắc..." để đưa các con đến giai đoạn Ba.  

 

- LY TRỐNG KHÔNG: chẳng chứa ǵ cả, tượng trưng cho "vô nhiễm nguyên thể" (c̣n gọi là vô nhiễm nguyên tội), tức Thiên Đàng giải thoát (theo Thiên Chúa Giáo), tức Niết Bàn an lạc (theo Phật Giáo). Đây là cảnh giới Không Không Như Như, Âm Dương hiệp nhứt, an lạc lâng lâng, thanh tịnh siêu thoát mà phàm phu không thể với tới được. Đây mới thật là giải thoát hoàn toàn vô phân biệt, đại viên cảnh trí, không thể nghĩ bàn vậy.

 

Về tới đó, tuy được giải thoát hoàn toàn, không c̣n trôi lặn trong ṿng "luân hồi tứ khổ" nữa, nhưng cũng chưa phải là toàn giác, chưa thật sự hiệp nhứt với Thượng Đế tức là ḥa vào Hư Không Vô Cực Tánh. Muốn về đến ngôi toàn giác, con không nên ngồi yên một chỗ để an hưởng cảnh niết bàn an lạc thiên đàng giải thoát, mà phải xuống thế nhiễm trược, lăn lộn trong cảnh trược trần để cứu độ chúng sanh cho tṛn công quả. Phải làm việc đời đời đặng phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời, để được hằng hữu đời đời, theo luật tiến hóa tuần hoàn của tạo hóa, đoạn đem lại B́nh Quang cho nhân loại chúng sinh, cho vạn hữu.

 

Con phải mở đại nguyện: "Nếu c̣n một chúng sinh trôi lặn trong ṿng sanh tử thời nguyện không vào Niết Bàn", thời lúc đó con mau tiến hóa hiệp nhứt với Thượng Đế, làm một Đấng toàn giác, toàn năng, chịu cực chịu khổ, nhiễm cả trược lẫn thanh, làm cả xấu xa, ác trược lẫn thiện lành, cao cả trong minh triết vô lượng, để phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời.

 

Các con làm được như thế tức là các con đă nhập thể vào cảnh giới Tối Đại Niết Bàn: cực thanh, cực tịnh, cực an lạc... ḥa vào Hư Không tức Hoàn Hư hay là hiệp nhứt với CHA rồi đó vậy.

 

Niết Bàn hay Thiên đàng cũng vậy, chỉ là ngôi Thái Cực của Chơn Lư Đại Giác: giải thoát hoàn toàn, chứ chưa phải là giác ngộ hoàn toàn.

 

Khi nào con được đắc đạo Vô Thượng về đến ngôi vô cực của Chơn Lư Toàn Giác, c̣n gọi là Nguyên  Minh Chánh Giác tức là con đă hoàn tất chu kỳ tiến hóa, tách rời khỏi Đại Hồn CHA xuống thế học Đạo và hành Đạo để khôi phục lại dần Trí sáng suốt vô cùng tận, Tâm ḥa ái bao la, đặng đoạt lại ngôi vị cũ tức Thượng Đế đó con.

 

Thôi, CHA tạm dừng bút, ban điển lành cho các con, nhưng các con nên nhớ rằng, công việc CHA vẫn đang tiếp diễn măi ngoài kia.