Tứ Đại Pháp Kinh

Vô Sở Pháp

 

                    VÔ hữu, hữu vô tất tánh đồng

                    SỞ y, y-sở cũng tâm tông

                    PHÁP chẳng bao giờ là pháp cả

                    mà vô lư tức dung thông

 

VÔ SỞ PHÁP là pháp chẳng thuộc về tự nhiên, mà cũng chẳng thuộc về nhân duyên.

 

Chẳng hạn như vô minh được gọi là Pháp thuộc về vô sở. Nếu cho rằng vô minh thuộc về tự nhiên, mà tự nhiên là pháp chẳng sanh, chẳng mất đi, hằng hữu đời đời, th́ VÔ MINH sẽ thống trị khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ, sẽ chẳng có ai thành Phật giải thoát và chúng sanh sẽ vĩnh viễn ngu si, ràng buộc trôi lặn măi măi trong ṿng luân hồi đau khổ vô ngần.

 

C̣n nếu nói rằng VÔ MINH thuộc về nhân duyên, mà nhân duyên là pháp tạo ra, bởi công năng tạo tác tức nhân, và công năng hỗ trợ tức Duyên. Thế th́, cái nhân tức là cái năng lực tạo ra VÔ MINH là cái ǵ? Nếu đă có “cái tạo ra Vô Minh” thời phải có cái tạo ra “cái tạo ra Vô Minh”? Nếu thế th́ con lại thắc mắc thêm, cái ǵ tạo ra cái ấy, để cái ấy tạo ra "cái tạo ra Vô Minh”?

 

Nếu thế thời đến vô cùng, cũng không thể thỏa măn được. Nếu bảo Thượng Đế tạo ra Vô Minh càng vô lư nữa! Thượng Đế tượng trưng cho Chơn Lư Tối Thượng, giác ngộ hoàn toàn. C̣n Vô Minh tượng trưng cho ngu si, đần độn, mê lầm, mê chấp. Đă giác ngộ hoàn toàn, thời đâu c̣n mê lầm nữa mà tạo ra vô minh đặng đánh mất cái giác ngộ được? Khi con đă đắc đạo vô thượng thời ra khỏi vô minh. Khi ra khỏi vô minh con mới thực sự hiểu được trọn vẹn hơn, chớ c̣n trí phàm che lấp thời khó mà hiểu được chỗ này.

 

Thế nên, đặt vô minh vào Nhân Duyên Pháp cũng không ổn. Bởi v́ nó chẳng do ai tạo ra, cũng chẳng phải tự nhiên mà có.

 

Do đó, VÔ MINH là "NGUYÊN NGHIỆP ĐỒNG NHẤT", nó đứng đầu trong Thập Nhị Nhân Duyên (Vô minh duyên hành, hành duyên thức...) và đứng trước tiên trong Lục Đạo Hấp Dẫn (vô minh nên bị ngoại vật chi phối, nên mới khởi sinh ư thức tự nguyện đầu thai...).

 

Nó (Vô Minh) là nghiệp, cái nghiệp mẹ đẻ ra các nghiệp con, nghiệp cháu như tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố, dục gọi chung là thất t́nh, lục dục, tam độc, thất ác, và hằng hà sa số nghiệp khác, kéo con vào ṿng luân hồi sanh tử: sinh, lăo, bệnh, tử, đau khổ vô ngần. Vô minh nên mới mê lầm, mê chấp: chấp trược, chấp thanh, chấp thiện, chấp ác, chấp đúng, chấp sai, chấp đẹp, chấp xấu, chấp thương, chấp đoạn, chấp hữu, chấp vô, chấp duy tâm, chấp duy vật.  Nhân bàn vô duy vật CHA nhắc lại cho các con rơ:

 

Duy vật cũng là duy tâm thôi, bởi v́ ngoài vật không tâm, ngoài tâm không vật, vật tức tâm, tâm tức vật (chỗ này cao siêu, khi nào về đến ngôi CHA mới hiểu nổi).

 

Giờ đây, CHA chỉ giảng sơ cho các con có ư niệm mà thôi.  Phải chăng khi con tu hành chính là thực hiện các qui luật duy vật biện chứng pháp ở trong con?

 

Các quy luật ấy là luật mâu thuẫn, luật biến lượng thành chất, luật phủ định và quan trọng nhất là luật phủ định sạch trơn.

 

Khi luân hồi trong ṿng sanh tử, để nhồi quả, trả nghiệp, nếm, chứng nghiệm hết thảy mọi cảnh sắc, mọi khía cạnh, mọi trạng thái, mọi cảm giác... thấm thía với những đau khổ ở cơi trược trần, nảy sinh tư tưởng chán ngán, có ư thức vươn lên t́m đạo tu học. Bài học trược con đă thuộc, thuộc đến phát ớn lạnh xương sống, thuộc đến nổi thấm sâu vào trí năo, không lúc nào quên. Giờ đây, con tiến sang bài học Thanh, từ trược tiến sang thanh hủy phá trược đặng tạo dựng thanh, đây không phải là thể hiện luật "Mâu thuẫn" hay sao?

 

Bởi v́ mâu thuẫn tŕ kéo giữa hai lực trược và thanh giúp cho con nếm, chứng nghiệm được, cái nào làm con nặng nề, tối tăm, đau khổ, và cái nào đưa con đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc. Khi đă phân biệt rồi, con bắt đầu bỏ trược t́m thanh. Sau một thời gian công phu luyện đạo, nhứt là hai pháp môn Lục Tự Di Đà và Mật Niệm Bát Chánh giúp con thanh lọc bản thể, khai mở sáu luân xa và phát triển bát thức đi dần đến chỗ nhẹ nhàng, an lạc, sáng suốt.

 

Từ chỗ nặng nề, trong trược biến đổi dần dần đi đến chỗ nhẹ nhàng, sáng suốt, an lạc tức là từ trược chất biến sang thanh chất, đấy không phải là thể hiện của qui luật "biến lượng thành chất" hay sao? Lúc chưa tu trược nhiều thanh ít, khi bắt đầu tu thời các con bớt dần sự nhiễm trược, từ số lượng nhỏ nhất đến số lượng lớn, rồi tiếp tục công phu, công quả, công tŕnh cho nhiều, nhanh tăng thêm mỗi ngày một ít, dần dần bản thể con hoàn toàn thanh nhẹ, sáng suốt an lạc.

 

Giờ đây, con hoàn toàn làm chủ lấy con, dứt bỏ hẵn trược nghiệp đă lôi kéo làm con đau khổ bấy lâu nay, đây không phải là sự thể hiện của luật "Phủ Định" hay sao?

 

Rồi trên con đường tiến hóa, muốn đi đến giải thoát hoàn toàn ra khỏi vô minh, thoát khỏi luân hồi sinh tử, con phải quán tưởng cho vỡ lẽ: Sanh từ đâu đến? Chết đi về đâu? Ngộ được tự tánh vô sinh, tự thể vô tử, tức Niết Bàn tự tại, Thiên Đàng giải thoát, không c̣n trôi lặn trong ṿng luân hồi, sanh, lăo, bệnh, tử nữa. Đây không phải là thể hiện qui luật "Phủ định sạch trơn" hay sao? (Phủ định sạch trơn là phủ định của phủ định, tức Hủy thể của Hủy thể là négation dé la négation).

 

Nhưng khi đă giải thoát hoàn toàn rồi, con không nên an nghĩ ở cơi Niết Bàn (hay Thiên Đàng cũng vậy) hoài; nó sẽ làm tŕ trệ sự tiến hóa của con trên con đường trở về hiệp nhứt với chơn lư tối thượng, mà con phải xuống thế, nhiễm trược trở lại để cứu độ chúng sanh, vượt qua luật "Phủ định sạch trơn" của qui luật "biện chứng" đặng chạy theo luật tiến hóa của CHA nghe con!

 

Xưa kia, Thái tử Tất Đạt Đa, ngay sau ngộ đạo Vô Thượng Bồ Đề, chánh đẳng, chánh giác, thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, nó liền khởi sanh tư tưởng bỏ xác tịch diệt đặng nhập Niết Bàn.

 

CHA sợ quá, nếu để nó nhập Niết Bàn, thời hạt giống chơn lư bị tuyệt chủng, nên biến hóa thành Vua ở cung Trời Đại Phạm, hiện đến trước mặt nó, hạ ḿnh đảnh lễ, năn nỉ nó ra mở Đạo cứu đời cho tṛn công quả, nên nó mới chịu từ bỏ ư nghĩ bỏ xác nhập Niết Bàn để xuống thế nhiễm trược trở lại, chịu không biết bao nhiêu tai nạn, khổ ách, lăn ḿnh trong cơi trược trần suốt 49 năm dài đăng đẳng cứu độ dân thế, chuyển bánh xe chánh pháp kỳ giữa, tức Trung Ngươn đó con.

 

Đây là cái gương cho các con ngày nay noi theo, nếu con nào đắc quả Niết Bàn kỳ ba này, chớ nảy sinh cái ư "bỏ xác" nhập Niết Bàn mà thiếu phần công quả, thời khó mà tiến nhanh về hiệp nhứt với CHA đặng làm một Đấng Thượng Đế toàn năng, toàn giác, phụng sự cho Càn Khôn tiến hóa đời đời để được hằng hữu đời đời.

 

Các con đă đắc quả Niết Bàn kỳ ba như: Đỗ Thuần Hậu, Lương Sĩ Hằng đều nảy sinh tư tưởng "bỏ xác tịch diệt" đặng nhập Niết Bàn, đều bị điển CHA đẩy trở xuống đặng cứu độ quần sanh cho tṛn công quả, rồi mới được bỏ xác về an hưởng cơi Niết Bàn an lạc.